Kết cấu mặt đường bê tông nhựa Asphalt là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về kết cấu của mặt đường được làm từ bê tông asphalt. Từ đó, bạn mới hiểu được tầm quan trọng của vật liệu này trong kết cấu mặt đường bộ.
Bê tông nhựa là gì?
Bê tông nhựa là loại vật liệu rất quan trọng và phổ biến trong đường bộ. Nó được sử dụng trong các dự án sân bay, nhà xưởng, bãi đỗ xe và đường sá đô thị. Hầu hết các công trình nhà ở dân dụng và công trình xây dựng biệt thự tân cổ điển sẽ không sử dụng loại bê tông này.
Bê tông nhựa bao gồm hỗn hợp cát, đá, nhựa đường và bột cấp phối. Chúng được sử dụng để thảm các bề mặt đường mềm.
Đặc điểm chung của bê tông nhựa
Các thành phần trong hỗn hợp bê tông nhựa được phối hợp và tương tác với nhau. Mục đích là để tạo thành hệ thống cấu trúc vật liệu bê tông nhựa. Nó gồm 3 cấu trúc:
- Cấu trúc tế vi là sự kết hợp của bột khoáng chất và nhựa tạo thành liên kết asphalt.
- Cấu trúc trung gian là sự kết hợp chất liên kết asphalt với cát để tạo thành vữa asphalt.
- Cấu trúc vĩ mô là sự kết hợp giữa vữa asphalt với các hạt đá dăm để tạo lên bê tông nhựa.
Như vậy, cấu trúc bê tông nhựa được hình thành dựa trên cơ sở sự phối hợp của các thành phần khác nhau. Khi chúng thiếu hụt và tỷ lệ giữa các thành phần trong bê tông nhựa không hợp lý. Cấu trúc bê tông nhựa sẽ bị phá vỡ. Chúng sẽ ảnh hưởng đến các cấu trúc tiếp theo và làm cho hệ thống cấu trúc bê tông nhựa không đảm bảo điều kiện chịu lực.
Kết cấu mặt đường bê tông nhựa Asphalt
Trong kết cấu mặt đường ôtô chủ yếu gồm có một số lớp mặt, móng và lớp nền móng.
Kết cấu mặt đường bê tông nhựa Asphalt
Trong hình 1 ở phía dưới đã mô tả một mặt cắt ngang điển hình của một con đường. Các lớp kết cấu mặt đường bê tông nhựa asphalt có khả năng phân bố hiệu quả tải trọng xe. Chúng còn đảm bảo khả năng chịu tải và tuổi thọ cao cho công trình. Ngoài ra, chi phí đầu tư xây dựng và bảo dưỡng bê tông nhựa hợp lý. Kết cấu mặt đường được thiết kế để đảm bảo dưới tác dụng của tải trọng xe ứng suất trên mặt đường. Nền đường không vượt quá các giới hạn cho phép.
Ngày nay tải trọng của trục xe được thiết kế từ 10 tấn đến 13 tấn. Trong tương lai, chúng có thể lên đến 15 tấn. Tải trọng của máy bay có thể phát triển đến 25 tấn. Các tác động của môi trường như độ ẩm, lượng mưa và mực nước ngầm. Tất cả cùng các điều kiện khí hậu đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng mặt đường.
Lớp mặt đường bao gồm 2 lớp chính. Lớp trên được gọi là lớp áo hay lớp mặt. Lớp này sử dụng bê tông dạng đặc hạt nhỏ. Lớp dưới sử dụng bê tông rải nóng hoặc ấm rỗng và hạt lớn. Lớp trên của mặt đường phải đảm bảo khả năng chống lại biến dạng dưới tác dụng của tải trọng xe. Đồng thời, chúng không được thấm nước để bảo vệ lớp dưới của mặt đường. Trong những con đường đặc biệt, chúng ta có thể sử dụng các lớp đá bitum rỗng thấm nước và các lớp matít asphalt cứng.
Kết cấu mặt đường bê tông nhựa qua hình ảnh cấu tạo các lớp mặt đường ôtô
Mặt đường bê tông được làm từ vật liệu asphalt là loại mặt đường chính trong giao thông đô thị, ngoài đô thị, đường cao tốc và đường nhiều xe chạy.
Tìm hiểu về lớp mỏng của kết cấu đường bê tông nhựa
Lớp móng là bộ phận kết cấu chính trong kết cấu mặt đường để phân bố tải trọng và đảm bảo các lớp dưới không bị quá tải. Đây là lớp chịu lực chính và có khả năng chống lại biến dạng dư. Đồng thời, nó còn chống lại sự nứt gẫy do mỏi và ứng suất phát sinh do chênh lệch nhiệt độ. Lớp móng có thể chia ra làm 2 lớp là lớp móng trên và lớp móng dưới.
Lớp móng trên sử dụng các vật liệu dính kết. Còn lớp móng dưới sử dụng vật liệu có gia cường. Các vật liệu dính kết bao gồm bê tông nhựa asphalt có độ rỗng cao và vật liệu khoáng dạng bitum. Bên cạnh đó, các vật liệu đá và nền móng được gia cường bằng chất dính kết vô cơ. Lớp gia cường gồm có đá dăm, cát và vật liệu khoáng từ các đồi hoặc các sản phẩm chất thải công nghiệp. Tầng móng có thể sử dụng các loại bê tông nghèo.
Kết cấu của lớp nền móng
Lớp nền móng của kết cấu mặt đường cơ bản gồm 2 lớp. Đó là lớp nền trên thường bằng vật liệu hạt có chất lượng tốt. Lớp nền dưới là đất tự nhiên và đất được gia cố nhằm tạo lập lớp mặt tốt của nền đường. Đôi khi chúng được bổ sung một số lớp. Đó là lớp phủ nền có thể bằng đất tự nhiên và cốt liệu hạt thô được gia cố vôi và xi măng.
Lớp thoát nước tự do để tạo thành một lớp thoát nước ra khỏi mặt đường bằng độ dốc ngang lớp này. Chúng có thể dùng cát với tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo.
Ý kiến bạn đọc (0)