Dầm là một phần vô cùng quan trọng trong thiết kế xây dựng công trình. Chính vì vậy hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem Dầm là gì? Phân loại các loại dầm và vai trò nhé !
Dầm là gì ?
Dầm là cấu kiện cơ bản. Được dùng làm giá đỡ trong đó có 2 loại : Dầm chính làm giá đỡ cho phần ngang chính và phần phụ làm giá đỡ cho các cấu trúc hỗ trợ xung quanh.
Dầm có cấu tạo rất đơn giản và chi phí vô cùng rẻ. Nên dầm thường được sử dụng khá phổ biến trong hạng mục thi công công trình như dầm sàn, dầm mái,….
Nói dễ hiểu hơn thì dầm dùng để bảo vệ, chịu sức ép của toàn bộ khối lượng của công trình. Giúp chịu lực, truyền tải trọng, phân tán lực đều lên từng bộ phận của công trình như cột, sàn, vách,…Ngoài ra nó còn thay thế công dụng của tường chịu lực.
Phân loại các loại dầm hay gặp
Dầm có 2 loại đó là dầm chính và dầm phụ. Ngoài ra còn có rất nhiều loại dầm như dầm bê tông cốt thép, dầm thép,…Mỗi loại dầm thường có công dụng khác nhau.
Dầm chính
Dầm chính thường có kích thước lớn hơn các dầm khác. Thường đi qua các cột, gác chân cột, vách,…
Dầm chính thường được coi là dầm chịu lực chính của ngôi nhà. Hay còn gọi là dầm khung. Dầm chính phải gánh rất nhiều dầm phụ nên chính vì vậy dầm chính phải gánh nhiều lực hơn dầm phụ.
Trong một số trường hợp dầm chính của dầm này nhưng lại là dầm phụ của dầm kia.
Dầm chính phải đặt vào tường từ 200-250mm và phải cách nhau từ 4-6m. Còn khi chiều rộng phòng khách lớn hơn 6m thì dầm phụ cần phải đặt vuông góc với dầm chính. Trong phạm vi giữa 2 cột của dầm chính. Ta có thể đặt từ 1-3 dầm phụ.
Dầm phụ
Dầm phụ có kích thước nhỏ hơn dầm chính. Được cấu kiện bằng bê tông cốt thép và thép định hình. Dầm phụ được đặt vuông góc với dầm chính nhằm đóng vai trò làm dầm chịu uốn và chịu nén. Thông thường được đặt trên tường nhà vệ sinh hoặc tường lô gia.
Dầm phụ không phải đặt lên trên cột mà có chức năng chia nhỏ lực mà dầm chính phải gánh chịu. Nhằm đảm bảo truyền tải và không gây hoan tiêu chi phí.
Việc phân chia dầm chính và dầm phụ giúp xác định vai trò và để tính toán chịu lực, để gán lực từ dầm phụ sang dầm chính. ngoài ra còn phải chọn tiết diện sao cho dầm chính lớn hơn dầm phụ.
Dầm bê tông cốt thép
Dầm bê tông cốt thép được cấu tạo từ cốt thép làm khung và bê tông làm vỏ bên ngoài.
Cốt thép trong dầm gồm 4 loại cốt : cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai và cốt xiên. Quan trọng nhất là cốt dọc chịu lực và cốt dọc cấu tạo. Thông thường một dầm bê tông cốt thép thường có 4 cốt dọc ở 4 góc và cốt đai. Cốt xiên có thể có hoặc không.
Dầm thép
- Phân loại theo kết cấu : dầm đơn giản, dầm liên tục, dầm có mút thừa, dầm congxon.
- Phân loại theo hình dáng : dầm chữ I, dầm chữ U, dầm chữ H,….
- Phân loại theo công dụng : Dầm cầu, dầm sàn, dầm cầu chạy,…
Vai trò của dầm
Dầm thường dùng để đỡ các tấm sàn, mái và tường ngăn cách phí trên.
Dầm có cấu kiện chịu uốn. Chính vì vậy dầm chịu lực uốn của công trình là chủ yếu. Ngoài ra dầm còn chịu một phần lực nén nhưng nhỏ hơn khả năng chịu uốn của dầm.
Trên dây là những chia sẻ của chúng tôi về Dầm là gì? Phân loại các loại dầm và vai trò muốn gửi đến bạn. Mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dầm. Chúc bạn thành công !
Ý kiến bạn đọc (0)