- Biện pháp thi công đắp cát nền đường
- 1. Thiết bị sử dụng cho công tác thi công nền đất là gì?
- 2. Biện pháp thi công nền đường thông thường
- Tham khảo công tác đất
- Công tác đào bóc đất không thích hợp
- Bước 1: Công tác đào đất không thích hợp
- Bước 2: San gạt mặt bằng
- Bước 3: Kiểm tra chất lượng
- Biện pháp và công nghệ thi công đắp cát nền đường
- Trình tự và công nghệ thi công
- Tiêu chuẩn cát đắp nền đường
- Tiêu chuẩn cát đắp nền đường dạng đất
- Tiêu chuẩn cát đắp nền đường dạng đất lẫn đá
- Tiêu chuẩn cát đắp nền đá
Tiêu chuẩn cát đắp nền đường được tuân theo quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9436:2012 về nền đường ô tô. Tham khảo biện pháp thi công tối ưu nhất trong bài viết dưới đây.
Biện pháp thi công đắp cát nền đường
1. Thiết bị sử dụng cho công tác thi công nền đất là gì?
Thiết bị xe máy phục vụ cho công tác thi công đất:
- Máy ủi 108 CV là 4 chiếc
- Máy đào dung tích gầu 0.8-1.0 m3 là 2 cái
- Máy san 108 CV là 2 chiếc
- Ô tô tự đổ là 6 chiếc
- Lu rung là 4 chiếc
- Lu bánh sắt 10-12 tấn là 2 chiếc
- Ô tô tưới nước 5 m3 là 2 chiếc
2. Biện pháp thi công nền đường thông thường
Tham khảo công tác đất
Công tác thi công đất bao gồm các công tác như đào bóc đất không thích hợp và đắp nền cát K95, K98. Thi công các công tác đất phải đảm bảo độ chặt theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế. Chúng được thực hiện theo quy trình thi công và nghiệm thu công tác đất TCVN 4447-87.thi công đắp cát xây dựng nền đường
Công tác đào bóc đất không thích hợp
Thành phần công việc bao gồm: Chặt cây, phát bụi và bóc hết lớp đất không thích hợp. Trình tự thi công được thực hiện theo yêu cầu của thiết kế và điều kiện thi công cụ thể tại hiện trường. Cụ thể được chia thành các bước sau:
Bước 1: Công tác đào đất không thích hợp
- Công trình đào đất không thích hợp để dựng lưới cao độ theo lưới của bản vẽ thiết kế.
- Công tác đào đất được tiến hành bằng máy kết hợp với thủ công. Máy đào có dung tích gầu <= 0.8m3 và được kết hợp với máy ủi <=110CV. Sau khi đất được đào sẽ gom thành từng đống hoặc xúc trực tiếp lên ô tô <=10T. Chúng được vận chuyển đến vị trí đổ quy định.
Bước 2: San gạt mặt bằng
Tại vùng đào, sau khi đào đất không thích hợp theo hồ sơ thiết kế nó sẽ sử dụng máy ủi 110cv kết hợp máy san. Loại 110cv để san gạt mặt bằng và máy san tạo phẳng để san gạt để đạt cao độ theo thiết kế.
Bước 3: Kiểm tra chất lượng
Kiểm tra cao độ sau khi hoàn thiện bề mặt và tiến hành đo đạc theo lưới của bản vẽ thiết kế. Sai số về cao độ nằm trong phạm vi cho phép với nền đào. Mục đích để hoàn thiện phải đạt các yêu cầu kích thước hình học. Chúng còn cao độ và mặt cắt ngang như đã chỉ ra trong bản vẽ thiết kế.
Trong lúc đào, chúng ta phải đảm bảo các mái đào tạm thời có khả năng chống đỡ các công trình hoặc máy móc gần đó.
Biện pháp và công nghệ thi công đắp cát nền đường
Công tác thi công đắp nền cát chỉ được tiến hành sau khi hoàn thành công tác đào bóc đất không thích hợp. Nó còn được trải vải địa kỹ thuật theo yêu cầu thiết kế.
Việc đầm nén nền chỉ tiến hành khi độ ẩm của vật liệu nằm trong phạm vi cho phép so với độ ẩm tối ưu. Độ ẩm tối ưu được xác định là độ ẩm tại đó sẽ cho giá trị dung trọng khô lớn nhất. Khi chúng được đầm lén trong phòng thí nghiệm. Tức là độ ẩm W = 0.8 Wo – 1.2 Wo). Đối với các công trình xây dựng nếu sử dụng quá trình đầm nén sẽ được tuân thủ theo những quy tắc khác.
Nếu vật liệu đắp khô quá thì tưới nước thêm và ướt quá thì phải phơi nắng. Ngoài ra cây cối, gốc cây, cỏ hoặc các vật liệu không thích hợp khác để lại trong nền đắp. Vật liệu dùng để đắp nền đường là loại vật liệu thích hợp tại các mỏ quy định trong hồ sơ thiết kế.thi công đắp cát nền đường.
Trình tự và công nghệ thi công
- Cắm cọc, xác định chính xác vị trí giới hạn khu vực cần đắp và kiểm tra cao độ. Hơn nữa, kích thước nền đắp bằng máy thuỷ bình và thước thép.
- Ôtô chở vật liệu hoặc bơm cát trực tiếp từ các xà lan và ghe bằng các thiết bị chuyên dùng. Chúng theo khối lượng yêu cầu. Sau đó, chúng ta dùng máy ủi san đều thành từng lớp từ 25-30cm. Nếu nền đất qua yếu có thể đắp lớp đầu tiên dày 50cm bằng máy san san sơ bộ tạo phẳng.
- Lu lèn sơ bộ ổn định lớp cát đắp khi đã được tưới đủ nước và giai đoạn này chiếm 30% công lu yêu cầu. Chúng ta sẽ dùng loại lu nhẹ 6-8 tấn với tốc độ lu 1,532km/h và lu 324 lượt/điểm.
- Lèn ép chặt mặt đường của giai đoạn này chiếm 70% công lu yêu cầu. Chúng ta sẽ dùng lu rung 14125T. Khi rung tải trọng lên đến 25T thì lu 12214 lượt/điểm cho mặt đường đạt độ chặt K=0,95. Hơn nữa, dùng lu rung 14K16 lượt/điểm cho lòng đường đạt độ chặt K=0,98. Tốc độ lu 2,513km/h.
- Sau đó dùng lu sắt bánh nhẵn 10+12T cũng với tốc độ lu 2,513km/h. Loại lu này đi qua không hằn vết trên mặt đường và đạt được cao độ theo yêu cầu thiết kế.
- Cuối cùng, chúng ta hãy kiểm tra cao độ bề mặt và độ chặt lu lèn. Cứ mỗi lớp đắp kiểm tra cao độ một lần bằng máy thuỷ bình với mật độ tối thiểu 100m dài 1 điểm. Độ chặt được kiểm tra với mật độ 500 – 800m2/1 điểm làm 2 lần để lấy độ chặt trung bình khi thi công đắp cát nền đường.
Tiêu chuẩn cát đắp nền đường
Tiêu chuẩn cát đắp nền đường được tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9436:2012 về nền đường ô tô. Loại nền đường này được hình thành bằng cách đắp đất và đá hoặc vật liệu khác cao hơn mặt địa hình tự nhiên tại chỗ. Thân nền đắp được giới hạn bởi mái ta luy đắp và lề đắp theo ranh giới bố trí kết cấu áo đường. Phạm vi xử lý thay đất nằm dưới mặt địa hình tự nhiên nếu có.
Trong tiêu chuẩn này nền đắp được đề cập phân biệt 03 trường hợp:
Tiêu chuẩn cát đắp nền đường dạng đất
Đất các loại có thể lẫn dưới 30% khối lượng là đá cuội và sỏi có kích cỡ từ 19 mm trở lên. Cho đến cỡ hạt lớn nhất là 50 mm. Vật liệu đắp loại này có thể xác định được độ chặt tiêu chuẩn ở trong phòng thí nghiệm theo 22 TCN 333-06.
Tiêu chuẩn cát đắp nền đường dạng đất lẫn đá
Đất lẫn từ 30% đến 70% đá các loại có kích cỡ từ 50 mm trở lên cho đến kích cỡ lớn nhất cho phép qui định tại 5.4.
Tiêu chuẩn cát đắp nền đá
Các loại đá với kích cỡ từ 37,5 mm trở lên chiếm ≥ 70% khối lượng. Trong tiêu chuẩn này không đề cập đến việc thi công nền đắp đá.
Ý kiến bạn đọc (0)