Blog

Kết cấu dầm bê tông cốt thép là gì? Bản vẽ kết cấu chi tiết

992

Hiện nay với xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật thì kết cấu dầm bê tông cốt thép ngày càng được ưa chuộng hơn. Càng ngày dầm bê tông cốt thép càng được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn trong nhiều công trình khác nhau. Từ xây nhà cho đến xây xí nghiệp, công trình, sân vận động,… Hôm nay chúng tôi sẽ thông tin cụ thể đến các bạn những thông tin về vật liệu xây dựng này.

Kết cấu dầm bê tông cốt thép là gì?

Dầm bê tông cốt thép (BTCT) là 1 cấu kiện gồm bê tông cùng với cốt thép. Ở trong xây dựng nó thường có dạng hình chữ nhật, hình vuông. Loại dầm này cũng có thể chịu nén nhưng khả năng nín sẽ thấp hơn khả năng uốn.

Thành phần chính của dầm bê tông cốt thép bao gồm nhiều hỗn hợp. Có thể kể đến xi măng, cát, đá và thép (thép gồm có sắt, cacbon và một số nguyên tố hoá học khác.

Cấu tạo của dầm bê tông cốt thép

Cốt thép trong dầm bê tông bao gồm: cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai, cốt xiên. Trong dầm bê tông cốt thép luôn tồn tại 4 cốt dọc ở 4 góc và cốt đai, cốt xiên (có thể có hoặc không).

Cốt thép dọc chịu lực của dầm thường dùng nhóm AII, AIII hoặc CII, CIII có đường kính = 12-40mm. Cốt đai trong dầm dùng để chịu lực ngang ít nhất sở hữu đường kính = 4mm (nhóm CI hoặc AI).

Quy định về kích thước của dấm bê tông cốt thép như sau:

  • ao1 ≥ 1cm khi h ≤ 25cm;
  • ao1 ≥ 1,5cm khi h > 25cm.
  • ao2 ≥ 1,5cm khi h ≤ 25cm;
  • ao2 ≥ 2cm khi h > 25cm.

Nguyên lý hoạt động kết cấu dầm bê tông cốt thép

Khi tải trọng chưa lớn thì dầm vẫn còn nguyên vẹn. Cùng với sự tăng của tải trọng tại trục dầm xuất hiện của khe nứt thẳng góc. Hoặc những khe nứt nghiêng ở đoạn dầm gần gối tựa là chỗ có lực ngang lớn.

Khi tải trọng đã lớn thì dầm bị phá hoại hoặc xuất hiện khe nứt thẳng góc hoặc khe nứt nghiêng. Trong suốt quá trình đặt tải, độ võng của dầm cũng tăng lên. Trong trạng thái giới hạn của dầm bê tông cốt thép theo khả năng chịu lực. Điều này được đặc trưng bằng sự phá hoại theo tiết diện thẳng góc với trục dầm hoặc theo tiết diện nghiêng. Chính vì thế tính toán cấu kiện chịu uốn theo khả năng chịu lực. Điều đó bao gồm tính toán trên tiết diện thẳng góc và trên tiết diện nghiêng.

Bản vẽ kết cấu dầm bê tông cốt thép

Bản vẽ thi công dầm nhà mái thái hay các công trình khác đều gồm bản vẽ ván khuôn và bản vẽ cốt thép. Bình thường với các kết cấu không quá phức tạp có thể không cần bản vẽ ván khuôn. Bởi vì bản vẽ cốt thép đã thể hiện đầy đủ hình dáng và các kích thước cấu tạo của kết cấu dầm bê tông cốt thép rồi.

Bản vẽ kết cấu dầm bê tông cốt thép thường có mặt chính và mặt cắt ngang. Dưới đây là hình ảnh minh họa cụ thể để bạn dễ hình dung.

Bản vẽ thiết kế

Bản vẽ dầm bê tông cốt thép

Nhìn từ bên cạnh ta thấy ,ặt chính vẽ theo trục dầm. Các mặt ngang thể hiện sự thay đổi của cốt thép dọc theo trục dầm. Ta có thể nhìn rõ các loại cốt thép bởi ở bản vẽ đã quy ước bê tông là trong suốt. Trên mặt cắt ngang cũng thể hiện có chứa cốt thép.

Ở một số trường hợp có cấu tạo đơn giản có thể không cần vẽ thép trong mặt chính. Những trường hợp này chỉ vẽ trên vài mặt cắt. Cốt đai thép cũng được thể hiện ở đây. Cũng có thể được vẽ toàn bộ hoặc đôi khi chỉ là một vài đai đại diện.

Khi cốt thép đai được đặt với khoảng cách không đều s1,s2,… cần chỉ rõ số lượng đai.  Khoảng cách s1 trong từng đoạn hoặc chiều dài đoạn dầm trong đó đặt cốt thép đai với si.

Lưu ý khi thiết kế

Hình dạng và kích thước cốt thép được trình bày trong bảng thống kê.

Mỗi cốt thép thường được kí hiệu bằng một con số đặt trong vòng tròn. Mỗi con số dùng cho một số loại thanh có sự đồng nhất về hình dạng, kích thước.

Số liệu về cốt thép phải được ghi ở nơi dễ thấy nhất trên bản vẽ. Thông thường sẽ chỉ được ghi ở nơi cốt thép xuất hiện lần đầu. Cũng có thể được nhắc lại ở nhiều nơi.

 Kích thước và ký hiệu cốt thép được thể hiện đầy đủ.

Trường hợp mặt cắt có hình dạng và kích thước giống nhau có thể chỉ cần ghi một lần ở một mặt cắt đại diện

Trên bản vẽ kết cấu dầm bê tông cốt thép cần thể hiện và ghi chũ rõ về chiều dày lớp bê tông bảo vệ

Riêng khoảng hở của cốt thép, khi bố trí cần chú ý bảo đảm đủ yêu cầu, trên bản vẽ có thể ghi hoặc không

Trong bản vẽ kết cấu dầm bê tông cốt thép cần ghi chú số liệu cụ thể

Bảng thống kê là cơ sở để sản xuất ra các thanh cốt thép theo đúng yêu cầu thiết kế

Bảng thống kê cũng có thể đưa thêm vào các thư mục như tổng chiều dài, tổng trọng lượng của các thanh cốt thép để việc cung cấp vật liệu trở nên chuẩn hơn.

Trên đây là những thông tin về dầm bê tông cốt thép và bản vẽ kết cấu dầm bê tông cốt thép cụ thể. Hy vọng bài viết sẽ thông tin bổ ích đến bạn.

5 ( 1 bình chọn )

Vật Liệu Xây Dựng TPHCM

https://BanvatlieuxayDung.net
Bán vật liệu xây dựng, cung cấp vật liệu xây dựng, mua bán vật liệu xây dựng, các công ty mua bán vật liệu xây dựng, các công ty cung cấp vật liệu xây dựng, danh sách công ty bán vật liệu xây dựng, vật liệu xây dựng giá rẻ

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm